Sunday, December 31, 2000

Người nghiện thuốc lá: Khó tránh khỏi bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là tình trạng bệnh mạn tính ở phổi, làm nghẽn tắc 1 phần ở đường dẫn khí lưu thông từ ngoài về phổi và không hồi phục hoàn toàn. Có tới 80 - 90% số người mắc bệnh này đang hoặc từng hút thuốc.

Ở điều kiện sinh lý bình thường, đường dẫn không khí từ ngoài vào phổi được phân chia thành những nhánh nhỏ, càng về sâu trong phổi chúng càng phân thành nhiều nhánh nhỏ hơn và tận cùng là nhiều túi chứa không khí giống như những quả bóng nhỏ gọi là phế nang. Ở người khỏe mạnh, các đường thở luôn thông thoáng, sạch sẽ, và các phế nang chứa đầy không khí.

Ở người mắc COPD, cấu trúc phổi sẽ có một số thay đổi bất thường như khẩu kính đường dẫn khí bị hẹp lại, từ đó làm cho không khí lưu thông từ ngoài vào phổi sẽ ít hơn vì vách của đường dẫn không khí trở thành dày hơn và phồng lên. Các đường dẫn không khí này sẽ bị bóp thắt lại bởi những lớp cơ trơn bao quanh chúng và chúng sẽ tiết ra chất nhầy làm cho người bệnh phải ho khạc thường xuyên. Lúc này không khí trong các túi chứa khí không thể nào tống hết không khí ra ngoài do đường dẫn không khí bị bóp thắt lại nên người bệnh luôn cảm thấy lồng ngực căng lên và nặng ngực, khó thở. Theo Tổ chức Y tế toàn cầu (WHO), có trên 600 triệu người trên thế giới bị COPD; đó là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ tư trên thế giới sau các bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch máu não. Tỉ lệ mắc COPD tại Việt Nam là 6,7%. Điều nguy hiểm của COPD bệnh này là tiến triển từ từ chứ không diễn biến rầm rộ, bởi thế người bệnh không bao giờ để ý rồi nó nặng dần và chức năng hô hấp của phổi ngày càng bị xấu đi theo thời gian.

Về triệu chứng, triệu chứng phổ biến nhất là ho, khó thở và khạc đàm; với đặc trưng khạc đàm về mỗi sáng. Ho và khạc đờm dai dẳng thường là trên 1 tháng, khó thở lúc gắng sức. Người bệnh có cảm giác nặng ngực, thở yếu, cảm thấy hụt hơi, hoặc thở hổn hển khi gắng sức nhẹ, khó thở ngày càng nhiều và càng ngày nặng hơn. Người bệnh có cảm giác lo lắng, mệt mỏi, dần dần suy hô hấp và tử vong trong 1 đợt kịch phát của bệnh.

Về nguyên nhân, theo thống kê của các nhà y học, có khoảng 80 - 90% số bệnh nhân bệnh COPD diễn ra trên người đang hút hoặc có tiền sử hút thuốc lá. Khi người bệnh hút thuốc lá, khói thuốc lá vào đường dẫn khí thì chính các khí này kích thích đại thực bào và các tế bào thượng bì tiết ra các TNF alpha và các chất trung gian gây viêm như IL8... Cho nên, phản ứng viêm trong bệnh này chính là đáp ứng bảo vệ của đường hô hấp trước những tác động của khói thuốc và các chất độc khác.

Ngoài ra, còn xảy ra trên 1 bệnh nhân đang sống làm việc ở môi trường khói bụi, hóa chất, khói bếp, không khí ô nhiễm và một ít có thể diễn ra ở người có bệnh lý nhiễm trùng hô hấp không được điều trị đúng cách và hợp lý.

Về xử trí, mọi liệu pháp từ thở oxy đến dùng thuốc đều được chỉ định bởi thầy thuốc chuyên khoa. Với người bệnh, trước mắt cần ngưng ngay thuốc lá. Ngưng thuốc lá sớm tại bệnh nhân bị bệnh COPD, bệnh có thể được cải thiện. Tuy nhiên, các đường khí một khi đã bị tắc nghẽn trầm trọng thì sự ngưng thuốc lá cũng ít cải thiện. Cần đến khám ngay bác sĩ lúc có các dấu hiệu nghi ngờ như ho, khạc đờm và khó thở khi làm nặng. Giữ không khí trong nhà thật sạch, thoáng, tránh khói và các loại khí gây khó thở, tránh tiếp xúc với khói bếp than. Luyện tập, giữ cho thân thể khỏe mạnh. Tập thở theo chỉ dẫn của thầy thuốc, đi bộ và tập thể dục đều đặn. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, sống lạc quan và hoạt động tối đa trong điều kiện sức khoẻ cho phép. Làm mọi việc thường ngày 1 cách chậm rãi, đơn giản. Chọn chỗ ngồi để có thể nghỉ ngơi thoải mái và sẵn sàng tới bệnh viện hay bác sĩ ngay nếu tình trạng xấu đi như: nói chuyện, đi lại khó khăn, môi hay móng tay tím tái, nhịp tim, mạch rất nhanh hay không đều, thuốc thường dùng không còn tác dụng đủ lâu, hay không còn tác dụng - thở vẫn gấp và khó.

Theo các nhà khoa học có đến 80 - 90% số trường hợp bệnh COPD liên quan mật thiết tới thuốc. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp sinh hoạt cuộc sống hàng ngày và tính mạng của người bệnh. Cho nên từ bỏ thuốc lá là việc làm thiết yếu trước lúc quá muộn.

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

Ấn tượng Việt Nam trong lòng các nhà báo quốc tếẤn tượng Việt Nam trong lòng các nhà báo quốc tếLòng rất tốt giúp bạn nỗ lự sức khỏe tim mạchLòng rất tốt giúp bạn nỗ lực sức khỏe tim mạchChăm sóc sức khỏe sinh sản an toàn - Một mô hình thành côngChăm sóc sức khỏe sinh sản an toàn - Một mô hình thành công

 

0 comments:

Post a Comment